Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020


Một số kinh nghiệm thi và học bằng lái xe B1

Nhu cầu sở hữu giấy phép lái xe của mỗi người không giống nhau. Có người học để lái xe cho gia đình, người học lái xe cho cơ quan, người học lái xe làm tài xế, kiếm cái nghề … Nhưng mục đích có là gì, thì người lái xe muốn có giấy phép lái xe đều phải học lái xe ô tô và thi sát hạch trên Sở để lấy được tấm bằng. Đó là cả một quá trình. Những kinh nghiệm học bằng lái xe B1 sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn.


Tìm một địa chỉ học lái xe ô tô không phải là một chuyện đơn giản. Trung tâm dạy lái xe ô tô thì nhiều như nấm mọc sau mưa. Và điều bạn quan tâm là tìm đâu ra được một trung tâm uy tín và chất lượng. Nhưng lại cũng không khó, nếu để ý một chút, bạn sẽ tìm được trung tâm hợp lý và ưng ý. Hãy đặt sự an toàn của bạn lên trên hết thay vì những lời quảng cáo bao đậu và thi hộ, sẽ chẳng ai thi hộ bạn được đâu. Chỉ có việc học lái xe ô tô này nó ảnh hưởng đến tay lái của bạn sau này mà thôi.

Kinh nghiệm học lý thuyết lái xe ô tô

Học lý thuyết thì vẻn vẹn trong 450 câu thôi, cứ tải phần mềm về mà “tu luyện”, ai có thời gian thì đọc thêm luật giao thông đường bộ … cho chắc. Còn nếu muốn ăn xổi, thì không còn cách nào nhanh hơn là học hết 450 câu trong phần mềm Luật PC. Cá nhân tôi chỉ mất khoảng vài ngày là có thể thi 95 điểm ngon lành lý thuyết. Tuy nhiên nếu muốn tự tin đi thi thì hãy “tu” cho đến khi nào đạt 100 điểm nhé, học lái xe không hề khó.



Kinh nghiệm học thực hành lái xe ô tô

Học thực hành mới thực sự là thử thách cho bạn. Chỉ có 10 bài, vâng chỉ 10 bài thi sa hình thôi nhưng sẽ khiến bạn mệt đó, nếu như bạn không có sự cần cù, chăm chỉ. Trong 10 bài thi sẽ có những bài rất dễ, dễ như ăn cháo vậy. Nhưng lại có bài thi … nhăn răng. Điển hình là bài lùi chuồng, qua vệt bánh xe … Và kinh nghiệm là gì ư … là học đi đôi với hành thôi.

Trên lớp học chưa đủ, về xem video học lái xe ô tô, rồi tự thuê xe mà học, cứ nhớ lời thầy rồi tự lái thôi, có thầy vào chưa chắc đã bằng tự lái ạ. Rồi khi hoàn thành được đủ 10 bài, bạn sẽ học cách để bỏ qua vài điểm để “thi cho chắc” vì không cần phải đạt cả 100 điểm bạn mới có bằng lái đâu, có biện pháp an toàn hơn, cái này thầy giáo dạy lái xe sẽ hướng dẫn bạn cụ thể.

Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết thực hành các bài thi sa hình B1 B2

Kinh nghiệm thi sát hạch lái xe ô tô

Thi sát hạch lái xe, bạn sẽ chỉ có một cơ hội thôi. Do đó hãy bình tĩnh và chuẩn bị cho mình sự tự tin cũng như tỉnh táo. Dù gì bạn cũng đã được “thi thử” ở sân rồi, thế nên cái chuyện chuẩn bị tinh thần cũng không khó lắm. Trước khi thi làm cốc cafe, tránh hôm trước khi thi nhậu nhẹt, rượu chè mà mất tiền thi lại. Bạn nên chuẩn bị tốt về mặt sức khoẻ, ăn và ngủ đầy đủ. Một tinh thần thoải mái chỉ có được với một cơ thể không mệt mỏi. Để lái xe tốt, bạn cần cả hai.

Kết luận

Đó là kinh nghiệm thi và học bằng lái xe B1, học lái xe ô tô không khó, mà cũng không dễ. Cũng như học văn hóa thôi, chỉ cần chăm chỉ, học đi đôi với hành, tập trung và thoải mái. Thì nếu bạn tốt nghiệp môn thể dục ở THPT thì bạn hoàn toàn có thể thi sát hạch lấy bằng lái xe ngon lành. Chúc bạn thành công.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Giấy phép lái xe b1 là gì và những thông tin cụ thể về GPLX B1

Giấy phép lái xe b1 là gì và những thông tin cụ thể về GPLX B1

Để sở hữu được giấy phép lái xe hạng B1 đúng quy trình, đúng pháp luật, chủ phương tiện phải thực hiện các thủ tục pháp lý bắt buộc và trải qua khoảng thời gian học và thi dưới sự giám sát của hội đồng chuyên môn.

Giấy phép lái xe B1 là gì?


Bằng lái xe B1 là loại chứng chỉ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ phương tiện điều khiển xe ô tô, ô tô tải chuyên dụng chỉ phục vụ cho nhu cầu đi lại cá nhân và gia đình. Nói một cách khác, người lái không được hành nghề lái xe với bất kỳ hình thức nào đối với giấy phép lái xe hạng B1.
Theo đúng luật, chỉ sau khi được cấp giấy phép lái xe, chủ phương tiện mới có đủ quyền để tham gia giao thông một cách hợp lệ.

Giấy phép lái xe B1 chạy được xe gì?

GPLX B1 đươc chia thành 2 loại là B1 số sàn và B1 số tự động. Trong đó:
Người sở hữu giấy phép lái xe ô tô B1 số sàn được phép điều khiển các loại xe hơi  từ 4 chỗ đến dưới 9 chỗ ngồi; Ô tô tải, kể cả ô tô tải  chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Người sở hữu giấy phép lái xe B1 số tự động (B11)  chỉ được phép điều khiển các dòng xe ô tô số tự động từ 4 chỗ đến dưới 9 chỗ; Ô tô tải, kể cả ô tô tải số tự động chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Máy kéo kéo một rơ móc  có hệ thống điều khiển bằng hộp số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Mỗi hạng mục giấy phép lái xe đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng, Chính vì thế, khi đăng ký các khóa học giấy phép lái xe hạng B1, các bạn cần cân nhắc lựa chọn  giữa 2 loại giấy phép lái xe B1 số sàn và B1 số tự động (B11) vì điều quan trọng nhất là phải phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của bản thân.

Giấy phép lái xe B1 có thời hạn bao lâu?

Theo quy định chung, cũng như các loại bằng lái khác từ A1, A2, A3, A4, đến B2 thì g thanh thiếu niên từ đủ 18 tuổi và có đủ sức khỏe đều có thể đăng ký thi giấy phép lái xe B1.
Bên cạnh đó, cả 2 loại GPLX B1 số sàn và B1 số tự động đều có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Sau thời điểm này, chủ phương tiện mới phải tiến hành thủ tục để đổi bằng lái căn cứ theo tình trang sức khỏe.

Hồ sơ thi GPLX B1 gồm những gì?

Cũng giống như các loại giấy phép lái xe hạng A1, A2, C… Hồ sơ thi giấy phép lái xe B1 bao gồm:
  • 2 bản sao giấy CMND hoặc hộ chiếu không cần công chứng;
  • 1 đơn đăng ký sát hạch lái xe;
  • 1 giấy khám sức khoẻ theo mẫu của người lái xe trong 6 tháng gần nhất do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
  • 3 tấm ảnh màu 3×4 cm phông nền màu xanh dương đậm.

Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lái xe B1 khi bị mất gồm những gì có cần giấy khám sức khỏe không?

Đối với trường hợp bị mất hoặc làm hư giấy phép lái xe B1, chủ phương tiện khẩn trương nộp 1 bộ hồ sơ xin cấp lại giấy phép lái xe tại Sở Giao thông Vận tải hoặc Tổng cục đường bộ Việt Nam để an tâm sử dụng phương tiện, tránh những rắc rối về mặt pháp lý khi tham gia giao thông.
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ sau:
  • Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe;
  • Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
  • Bản sao giấy CMND;
Thời gian cấp lại: không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ (khoản 6 Điều 36 và khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT).

3 trường hợp nên học GPLX B1

  1. Người khuyết tật: vì các tiêu chuẩn về sức khoẻ không đảm bảo nên chỉ cho phép học và thi bằng lái xe dành cho người khuyết tật được quy định cụ thể đối với loại giấy phép lái xe B1.
  2. Chị em phụ nữ: giấy phép lái xe B1 số tự động sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất đối với họ vì đây là loại giấy phép lái xe có tỷ lệ đậu cao và gần như tuyệt đối, tuy nhiên điểm hạn chế là hạng B1số tự động không được phép lái xe số sàn. Trường hợp các chị em có xe nhà là xe số sàn thì nên học hạng B1 số sàn hoặc mục đích sau khi lấy bằng để kinh doanh thì phải học hạng B2.
  3. Người lớn tuổi: nếu đã qua độ tuổi cho phép hạng B2 thì bắt buộc tối đa học hạng B1.
Ngày nay, các học viên có thể chủ động sắp xếp lịch học khi đăng ký các khóa học lái xe ô tô phù hợp thời gian và khả năng tài chính của mình. Để thực hiện được điều này một cách thuận lợi, các học viên nên tìm hiểu kỹ thông tin về các khóa học ở tại các trung tâm đào tạo lái xe uy tín.
Xem thêm : Sự khác nhau giữa bằng B1 và B2